linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

KỲ 6: QUẢN LÝ BÁO CÁO SỰ CỐ TẠI NHẬT

Kỳ 6: SỰ KIỆN - CỘT MỐC KHỞI ĐỘNG TRUYỀN MÁU AN TOÀN TẠI NHẬT

 Như mình chia sẻ mọi thứ đều có lịch sử, có những cột mốc để khởi động thay đổi, cải tiến. Truyền máu tại Nhật cũng có một cột mốc lịch sử vậy. Với chuyên đề CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG mình tiếp tục chia sẻ đến anh em những bài học từ nhật bản.

 
SỰ VỤ NGÀI ĐẠI SỨ MỸ BỊ ĐÂM CHẢY HƠN 3000 ML MÁU...VẪN CỨU ĐƯỢC NHƯNG KẾT QUẢ THÌ SAO???
 
-Trưa ngày 24/3/1964, khi Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản ngài Edwin Reischauer 53 tuổi, cố gắng lên xe từ cửa sau của đại sứ quán ở Akasaka, Tokyo, một cậu bé hình dạng giống công nhân với một con dao có lưỡi dài 16 cm tấn công đâm vào đùi phải ngài đại sứ. Cậu bé đã bị bắt giữ ngay bởi nhân viên và lực lượng thủy quân lục chiến có mặt ở đó. Thư ký đại sứ đã ngay lập tức tháo cà vạt buộc chặt vào đùi giúp sơ cứu cầm máu, đại sứ lập tức đưa đến bệnh viện TORANOMON. Vết thương trên đùi 2,8 cm, sâu 10 cm, lượng máu mất trên 3000 cc, ông đã được truyền 1000 cc máu.
 
-Cuộc phẫu thuật kéo dài 4 tiếng bởi các bác sĩ bệnh viện TORANOMON và bác sĩ bệnh viện quân y Hoa Kỳ đóng tại Yokosuka. Đại sứ Reischauer đã tỏ ra bình tĩnh. Trên đường đến phòng phẫu thuật, ông còn ra hiệu "OK" cho bà Hull phu nhân của ông. Một ngày sau cuộc phẫu thuật ông phát biểu, "Tôi không sinh ra ở Nhật nên tôi không mang trong mình dòng máu Nhật. Tôi đã được truyền một lượng lớn máu của người Nhật, điều này khiến tôi trở thành người anh em mang dòng máu Nhật Bản thực sự." Phát biểu hài hước đó khiến mọi người cười vang. "Đừng để sự cố nhỏ này làm tổn thương tình hữu nghị giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ," ông nhắc lại nhiều lần.
 
-Đây là thời điểm 7 tháng trước khi Thế vận hội Olimpic Tokyo được tổ chức. Vụ việc xảy ra tại Nhật được loan truyền khắp thế giới, và có lo ngại rằng nó có thể phát triển thành một vấn đề quốc tế nghiêm trọng giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng vụ việc này. Không làm ngơ Thủ tướng Hayato Ikeda bày tỏ sự tiếc nuối với Tổng thống Johnson của Hoa Kỳ, Chủ tịch Ủy ban An toàn Quốc gia Takashi Hayakawa, đã từ chức. Nhật hoàng, Hoàng hậu, Thái tử tới thăm, tặng quà Đại sứ. ...
 
Chàng trai tội phạm là một cậu bé mắc bệnh tâm thần phân liệt từ khi học trung học và đang điều trị.
 
Đại sứ Reischauer hồi phục ổn định, sau 3 tuần vào 15 tháng 4 ông được xuất viện, tuy nhiên ông tái nhập viện tại Bệnh viện Quân đội ở Hawaii trong ba tháng để phục hồi chức năng. Đáng tiếc sau truyền máu ông mắc viêm gan, rồi ông bị sơ gan, ung thư gan và mất năm 1990 tức 25 năm sau khi truyền máu.
 
BA BÀI HỌC CHO NHẬT BẢN SAU SỰ VỤ.
 
-Bài học thứ Nhất: 98% các ca truyền máu vào thời điểm đó được thực hiện bằng cách bán máu. Ngân hàng máu đã trở thành một hệ thống mua máu từ những người hiến máu bán chuyên nghiệp được gọi là người bán máu, và hệ thống bán máu này đã gây ra bệnh viêm gan của Đại sứ Reischauer. Sau vụ việc này, tờ Asahi Shimbun đã coi bệnh viêm gan là "máu vàng" và phát động chiến dịch bãi bỏ việc mua bán máu. “Máu vàng” là do thành phần tế bào máu bị giảm đi do người bán máu truyền máu nhiều lần, máu có màu vàng. Hơn nữa, máu vàng là một hình ảnh của vàng da ở những bệnh nhân bị bệnh gan, và là một sự tương phản với những gì được sử dụng để gọi bệnh giang mai là "máu đen".
 
-Bài học thứ hai: là các bệnh viện Nhật Bản được đánh giá là một trong những bệnh viện tồi tàn so với thế giới về cơ sở vật chất. Toranomon là một trong những bệnh viện hàng đầu ở Nhật Bản thời điểm đó, nhưng ngay cả bệnh viện Toranomon dường như là bệnh viện cấp thấp nhất theo quan điểm của người nước ngoài. Những tòa nhà bẩn thỉu, gián, mất vệ sinh, và những bệnh viện Nhật Bản như thế này đối với người Mỹ dường như là những bệnh viện ổ chuột.
 
-Bài học thứ ba: là các biện pháp điều trị dành cho những người bị rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt đã được ban hành. Chính phủ đã quyết định sửa đổi Đạo luật Chăm sóc Y tế Tâm thần và thiết lập một hệ thống nhập viện khẩn cấp mới. Trung tâm y tế đã tăng cường số lượng chuyên gia tư vấn tâm thần về các biện pháp chống tội phạm do bệnh nhân tâm thần gây ra. Nói cách khác, nó nhắm mục tiêu vào những bệnh nhân loạn tâm thần không có nguy cơ tấn công người khác để đảm bảo an ninh cho xã hội. Hiện tại có hơn 1000 bệnh viện tâm thần trên toàn nước Nhật và phải nói rằng người bệnh tâm thần cũng có được một cuộc sống khá tốt so với thế giới. Mình từng công tác ở bệnh viện có khoa tâm thần, có khoa cách ly đặc biệt có cả phòng không khác gì nhà giam của tội phạm nên phần nào hiểu được điều này.
 
CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN VÀO CUỘC SAU VỤ VIỆC
 
-Chính phủ và công chúng đã lấy làm xấu hổ cho Nhật Bản khi ngài đại sứ mắc bệnh viêm gan sau truyền máu tại Nhật.Phong trào hiến máu để chấn chỉnh hệ thống bán máu được diễn ra sôi nổi. Các phương tiện truyền thông vận động chỉ trích hệ thống bán máu, phong trào hiến máu lan rộng, và tỷ lệ hiến máu tăng nhanh. Ba tháng sau vụ việc, chính phủ quyết định bãi bỏ hệ thống bán máu. Đại sứ không ngờ bản thân ông lại đóng góp lớn cho hệ thống truyền máu của Nhật Bản. Từ đó 1964 là cái mốc lịch sử và đơn vị duy nhất được triển khai thu thập máu hiến nhân đạo, kiểm tra, bảo quản máu và chế phẩm Japanese Red Cross Society.
 
-Sau nhiều cải tiến hiện tại truyền máu tại Nhật được khẳng định an toàn nhất thế giới, với tỷ lệ nhiễm viêm gan chỉ còn dưới 0,001%.
 
Chia sẻ kinh nghiệm từ THỰC TẾ CỦA NHẬT
 
-Mình sẽ tiếp tục chia sẻ các sự cố y khoa, các bài học từ nước Nhật giúp chúng ta có thêm cái nhìn mới trong hành trình cải tiến chất lượng vì an toàn người bệnh.
 
-Chúng ta có cột mốc nào để khởi động phong trào truyền máu an toàn chưa nhỉ?
 
-Hy vọng đến ngày chất lượng máu truyền được đảm bảo an toàn hơn nữa, tỷ lệ viêm gan, sơ gan ung thư gan ở VN đang thuộc top của thế giới. Chúng ta cần có máu an toàn, cần có quy trình để có được máu hiến an toàn. Điều đó an toàn với cả nhân viên y tế chúng ta.
 
Tokyo những ngày giữa xuân
 
19/03/2021 
Hayashi Huệ
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team